Phòng và điều trị Viêm mũi dị ứng - Viêm Xoang

Nhà Thuốc Nghĩa Đô 00:14
NHÀ THUỐC NGHĨA ĐÔ
Hôm nay bác sĩ tư vấn cùng Nhà thuốc Nghĩa Đô sẽ trao đổi một chút về chủ đề Viêm mũi dị ứng (VMDU) và Viêm Xoang (VX).

Phòng và điều trị Viêm mũi dị ứng - Viêm Xoang


1. Dấu hiệu nhận biết

- Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, hoặc khi ở trong môi trường nóng lạnh thay đổi (từ phòng điều hòa ra ngoài trời nóng)
Viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều có điểm chung là xảy ra ở vị trí khoang mũi
- Đều có biểu hiện nghẹt mũi, mất ngửi, sổ mũi, hắt xì hơi.
- Có dấu hiệu viêm kết mạc mắt và ho 
Tuy nhiên ở Viêm mũi dị ứng và Viêm Xoang có nhiều điểm khác biệt rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chẩn đoán và điều trị bệnh
Viêm Xoang thường kèm theo sốt cao và đau nhưng quanh ổ xoang (xoang hàm, xoang trán) hoặc đôi khi phù nề sưng to ổ xoang. Trong khi VMDU không có các biểu hiện trên ngoài hiện tượng sưng nề ống thở do hắt xì hơi lâu ngày.
Viêm Xoang dịch thường đặc và có màu xanh, vàng ... trong khi VMDU lại có dịch trong, loãng, chảy nhiều..
Viêm mũi dị ứng thường dễ mắc phải do các tác nhận môi trường xung quanh, nhưng lại nhanh khỏi, dễ tái phát (chữa chạy cũng khá đơn giản), trong khi Viêm Xoang thì là hậu quả của Viêm mũi dị ứng kéo dài, liên tục tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh phát triển dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Viêm mũi dị ứng có thể không chữa cũng khỏi dần, trong khi VX thì bắt buộc phải điều trị càng sớm càng tốt.

2. Nguyên tắc điều trị

2.1. Vệ sinh khoang mũi

Có rất nhiều biện pháp để làm sạch khoang mũi, mà điển hình là nước muối sinh lý (ấm) với dòng chảy áp lực mạnh (bóp, phụt vào mũi, nghiêng mặt về một bên và rửa vào phía mũi - xem hình ảnh link sau để dễ thao tác

Hoặc cẩn thận hơn có thể sử dụng sản phẩm bình rửa mũi Paris Montesol của ngoại, rất tiện dụng nhưng không tiện lợi vì khá đắt :3
Còn đơn giản nữa thì dùng dung dịch muối biển dạng xịt rửa đều đặn hàng ngày. Hiện nay trên thị trường có vô vàn sản phẩm muối biển, tuy nhiên các bạn cần chú ý tham khảo thêm về các loại muối biển loãng (để rửa thuần túy - thông thường chỉ có 9g/lít), và nhiều loại đậm đặc ví dụ Humer 050 (đạt 26g/lít) có tác dụng rửa sạch và thông mũi .... Các nhà sản xuất còn phân biệt sản xuất các loại muối ưu trương, đẳng trương ... để tăng hiệu quả của việc làm vệ sinh mũi.

2.2. Chống ngạt

Đa số bệnh nhân mắc VMDU đều có biểu hiện ngạt, nhất là về chiều tối khi nhiệt độ xuống thấp (hay nằm điều hòa quá lạnh).
Nguyên nhân của ngạt là do các mao mạch xung huyết, giãn và sưng phồng lên dẫn đến việc chèn ép tắc nghẽn đường thở.
Vì vậy, cần điều trị bằng thuốc nhỏ mũi có tác dụng gây co mạch, giảm sung huyết --> dễ thở tạm thời.
Các thuốc điển hình thường được biết đến như: Naphazolin, Sunfarin, Otrivin (Xylometazilin), Coldi, Dophazolin, Hadocort D ... một số loại có dạng xịt, một số thì có dạng nhỏ, các dạng thay đổi tùy theo đối tượng sử dụng. Đa số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng dạng nhỏ, còn lớn hơn thì có thể dùng dạng xịt, vừa thuận tiện, vừa được chia liều cẩn thận (như Otrivin của thụy sĩ)...

2.3. Các Cortecoids dùng tại chỗ

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, sử dụng cortecoids có rất nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm như: loét dạ dày, gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, gây loãng xương, suy giảm miễn dịch, rồi suy gan suy thận ... tuy nhiên điều đó đúng ở nhiều loại cortecoids đường uống, và một số loại đường dùng tại chỗ (dùng tại chỗ hay có thể hiểu là các dạng xịt mũi, nhỏ mắt, bôi da .....). Có rất nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, các dạng cortecoids dạng xịt mũi, chỉ có 1 lượng rất nhỏ xâm nhập vào máu, còn lại chúng đều có tác dụng chống viêm tại chỗ giúp cho hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang được cải thiện rõ rệt.
Các dạng cortecoids dạng xịt thường gặp như: Pivalon 1%, Flixonase, Avamys, Rhinocort Aqua, Nasonex, Mome Air, Budenase AQ .... vô vàn các sản phẩm với giá thành khác nhau, tùy điều kiện kinh tế mà cần khôn ngoan lựa chọn nhé. (dĩ nhiên là cũng cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ điều trị rồi :D ).
Một điều cần chú ý là việc sử dụng các dạng xịt cortecoids tại chỗ này rất an toàn, và một liệu trình điều trị bệnh thường có thể kéo dài 6 -12 tháng dùng liên tục. Các bạn không cần quá lo lắng về việc sử dụng lâu dài các sản phẩm này...

2.4 Sử dụng thuốc kháng histamin

- Việc chảy nước mũi, nghẹt mũi thường không tránh khỏi, đặc biệt là hắt xì hơi gây ra rất nhiều tình huống dở khóc dở cười khiến ng bệnh cảm thấy bất tiện và xấu hổ (như đang ăn thì hắt xì hơi phun hết cơm canh vào mặt ng khác, hay đang nói chuyện thì nước mắt nước mũi cứ chảy tèm lem tùm lum thì ** ai mà chịu nổi :v )
Do đó sử dụng thuốc để ngăn chặn hiện tượng trên là điều tất yếu. Trên thị trường hiện này có rất nhiều thuốc điều trị hiện tượng sổ mũi, dị ứng trên. Với đặc điểm là NHANH, HIỆU QUẢ + ĐỘ TUỔI SỬ DỤNG RỘNG RÃI. (từ 2 tuổi trở lên là thoải mái).
- Các thuốc thông dụng: Telfast (Fexofenadine 60, 120, 180mg), Clarytine (Loratadine 10mg), Zyrtec (Cetirizine 10mg), Rinofin (Desloratadin 5mg), Xyzal (Levocetirizine 5mg), Clopheniramin 4mg, Promethazin 15mg, Alimemazine 5mg, Actifed (Pseudoephedrin + triprolidin) hoặc một dòng rất mới Itametazin (Mequitazine 5mg) nhưng vô cùng đắt đỏ :). Trên đây đa số mình liệt kê các dòng xịn, đắt tiền, nhưng các bạn có thể cân nhắc mua các hàng của ấn, của việt nam ... giá cả nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả nhanh...\
- Uhm, trừ Clopheniramin, Promethazin và Cetirizine gây buồn ngủ ra thì các dòng khác đều không gây buồn ngủ (hoặc dù có thì rất ít).

2.5 Điều trị dự phòng

- Trên thị trường hiện đã có một vài sản phẩm có tính chất điều trị và dự phòng đối với bệnh viêm mũi dị ứng như: Singulair (Montelukast 4,5, 10 mg) dạng cốm, dạng viên nhai ... hoặc các hàng cùng hoạt chất trên nhưng giá cả rẻ hơn cũng là một sự lựa chọn tốt.
- Việc xịt sản phẩm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như: ngũ sắc (Agerhinin..) , ké đầu ngựa (Flanos), hay Nghệ vàng (Xịt mũi thái dương)... cũng có tác dụng đáng kể trong điều trị và dự phòng  viêm mũi dị ứng tái phát. Đối với viêm xoang thì Xịt mũi thái dương hoặc Thông Xoang xịt của Nam Dược cũng là một sự lựa chọn đúng đắn, ngoại trừ việc mùi thuốc hơi hắc một chút :D
Trên đây là 5 bước chung trong điều trị VMDU và VX. tuy nhiên đối với bệnh viêm xoang thì tất yếu phải điều trị thêm các thuốc khác.
1. Kháng sinh: tuân thủ nghiêm túc liều lượng và thời gian (5-10 ngày)
2. Kháng viêm đường uống: cortecoids liều thấp dùng ngắn ngày (tối đa 10 ngày, ở một số loại như Medrol - methylprednisolon cần điều chỉnh giảm liều về 0.5mg trước khi cho bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc.
3. Giảm đau hạ sốt các loại (chọn loại phù hợp)
4. Tuân thủ 5 bước đã viết ở trên.
* Chú ý: Trường hợp xoang bướm, xoang sau mãn tính, cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Đã có nhiều trường hợp phải sử dụng kháng sinh, kháng viêm dạng tiêm, liều cao để điều trị ngắn hạn.
Hy vọng mọi người có được nhận biết cơ bản về 2 bệnh trên và có đủ thông tin để đối đầu với bệnh.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết
Phòng và điều trị Viêm mũi dị ứng - Viêm Xoang Phòng và điều trị Viêm mũi dị ứng - Viêm Xoang
910

Bài viết Phòng và điều trị Viêm mũi dị ứng - Viêm Xoang

Các sản phẩm này đang được bán tại Nhà Thuốc Nghĩa Đô.

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Previous
Next Post »