Bệnh thiếu máu não ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi, do những áp lực của cuộc sống hiện đại và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý. Các loại thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thiếu máu não xuất hiện ngày một nhiều trên thị trường. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách dùng hoạt huyết dưỡng não an toàn, hiệu quả nhất.
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần, cơ chế tác động của hoạt huyết dưỡng não cũng như cách dùng hoạt huyết dưỡng não cho các thành viên trong gia đình.
Hoạt huyết dưỡng não là gì?
Các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, cung cấp đủ oxy cho não được gọi chung là Hoạt huyết dưỡng não. Đa số các sản phẩm hoạt huyết dưỡng não trên thị trường hiện nay thường có thành phần chiết xuất từ thảo dược, bao gồm:
Cao bạch quả – Ginkgo Biloba, có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn não, cung cấp đủ oxy cho tế bào não.
Ngưu tất, Ích mẫu, Xuyên khung, Đan sâm… được dùng hoạt huyết, lưu thông máu, ngoài ra con có tác dụng giảm cholesterol máu, triglycerid thành mạch.
Đương quy, Sinh địa có khả năng tác dụng bổ huyết, tăng khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho não bộ.
|
Một số thành phần thảo dược trong Hoạt huyết dưỡng não
|
Với các thành phần trên, hoạt huyết dưỡng não nhìn chung có công dụng
hoạt huyết, thông mạch, dưỡng tâm, an thần… giúp giảm đau đầu, nhức mỏi, tê bì chân tay, tăng cường trí nhớ, tạo giấc ngủ ngon.
Vì có nhiều công dụng như vậy nên hoạt huyết dưỡng não được bán và sử dụng rất rộng rãi. Không phải ai cũng biết cách dùng hoạt huyết dưỡng não đúng đắn, hiệu quả.
Ai là người nên sử dụng hoạt huyết dưỡng não?
Theo lời khuyên của các chuyên gia Y tế, không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc thần kinh, bổ não vì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Các loại thuốc, thực phẩm chức năng như hoạt huyết dưỡng não thường được chỉ định cho những người bị rối loạn tuần hoàn máu não.
Cụ thể là:
- Người thiếu máu, lưu thông máu kém, thường xuyên cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ù tai, suy giảm trí nhớ, đau nhức, tê bì chân tay.
- Người suy nhược thần kinh, lo âu, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Người làm việc trí óc căng thẳng.
- Người bị bệnh Alzheimer và Parkinson.
Hoạt huyết dưỡng não dùng cho người làm việc tri óc căng thằng.
Điều này có nghĩa là, nếu bạn không bị rối loạn tuần hoàn máu não, sức khỏe ổn định thì không nên tùy tiện sử dụng hoạt huyết dưỡng não để tẩm bổ một cách không cần thiết.
Cách dùng hoạt huyết dưỡng não
Một khi đã sử dụng hoạt huyết dưỡng não, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn, uống theo đúng liều lượng để có hiệu quả tốt nhất. Mỗi nhà sản xuất lại có quy cách đóng gói khác nhau, nên cách dùng hoạt huyết dưỡng não sẽ khác nhau.
Có nên uống tùy tiện hoạt huyết dưỡng não
Đã trở thành thứ dưỡng chất quen thuộc với không ít người, hoạt huyết dưỡng não ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn không đi khám bệnh mà chỉ sử dụng chế phẩm hoạt huyết dưỡng não đó là cách chăm sóc sức khỏe có khi là sai lầm, có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Bạn cũng biết, bộ não của chúng ta chỉ hoạt động tốt khi được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Nếu lượng máu cung cấp cho não bị giảm, ta sẽ bị một số rối loạn, đặc biệt xảy ra ở người già. Tuần hoàn não kém sẽ đưa đến các rối loạn như: nhức đầu, ù tai, chóng mặt, lo âu, ám ảnh, mất ngủ, trí nhớ kém, thiếu sự tập trung, nặng hơn là lú lẫn, sa sút trí tuệ, loạn ngôn, mất trí nhớ...
Nhưng có trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng hơn gọi là
thiếu máu não cục bộ. Đây là hiện tượng có sự giảm dòng máu trong nhiều giây hoặc một vài phút đến não và làm hoạt động não bị rối loạn nặng. Nếu dòng máu này ngưng chảy lâu hơn một vài phút thì sẽ gây ra bệnh cảnh nặng hơn là
nhồi máu não. Nguyên nhân do vật nghẽn mạch từ tim hay từ các mạch máu lân cận di chuyển đến não làm ngưng dòng máu chảy đến. Thường gặp trên lâm sàng là tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TMCBTQ) được đặc trưng bằng thiếu máu não trong thời gian dưới 24 giờ.
Trong việc chăm sóc sức khỏe bộ não bằng các loại thuốc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, các chuyên gia khuyên bạn những điều dưới đây:
Cẩn trọng khi lựa chọn thuốc
|
Tìm đúng nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn thuốc |
Mặc dù là dược thảo hay thực phẩm chức năng vẫn có thể gây tác dụng phụ như: ginkgo biloba gây rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, nổi mẩn đỏ... Chưa kể các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não gần như không có tác dụng phục hồi sự suy giảm trí nhớ do rối loạn tuần hoàn não. Chính vì vậy, sử dụng khi không bị bệnh nhằm bổ dưỡng thần kinh, hay tăng liều để tăng hoạt hóa vỏ não, tăng trí nhớ là ngộ nhận.
Cải thiện tuần hoàn não bằng thuốc nào?
Có một số thuốc tân dược được cho là cải thiện tuần hoàn não, tăng cường chuyển hóa tế bào não, hỗ trợ cho các trường hợp lão hóa thần kinh như: cholin alfocerat, glycerylphosphorylcholin, citicholin, vinpocetin, piracetam, pentoxiphylin, cerebrolysin... Hiện nay, ngoài các thuốc vừa kể còn có một số chế phẩm có nguồn gốc dược thảo như:
ginkgo biloba (cao chiết xuất từ lá cây bạch quả) hay một số thực phẩm chức năng được gọi chung là chế phẩm hoạt huyết dưỡng não.
Tìm đúng bệnh để dùng đúng thuốc
Ghi nhận từ các phòng khám sức khỏe cho thấy nhiều người khi có các biểu hiện nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… bất luận vì nguyên nhân gì đã vội nghe theo lời quảng cáo, tự ý tìm mua các thuốc giảm đau thông thường hay thuốc, thực phẩm chức năng cải thiện tuần hoàn não với niềm tin uống sẽ khỏi bệnh ngay. Riêng tình trạng nhức đầu lại có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Lưu ý về cách dùng hoạt huyết dưỡng não
Bên cạnh việc sử dụng hoạt huyết dưỡng não đúng liều lượng và đối tượng, bạn cũng cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để tránh những tác dụng phụ không đáng có:
- Không dùng hoạt huyết dưỡng não cho trẻ em dưới 12 tuổi.
- Phụ nữ kinh nguyệt kéo dài và phụ nữ có thai cũng không nên tự ý dùng hoạt huyết dưỡng não.
- Hoạt huyết dưỡng não không thay thế được thuốc điều trị chứng hạ huyết áp.
- Không dùng hoạt huyết dưỡng não thay cho thuốc huyết áp
Ngoài ra, khi hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu não, người bệnh cần kiên trì kết hợp trì giữa ăn uống, ngủ, nghỉ với việc dùng thuốc. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà người bệnh nên cân nhắc việc thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để có hướng điều trị tận gốc.
Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng người!